( ) - Lượt xem: 5315
CẢM BIẾN QUANG LÀ GÌ?.
- Cảm biến quang (quang điện - Photoelectric Sensor, PES) thực chất là do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiều vào bề mặt cảm biến quang chúng sẽ thay đổi tính chất, tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phản xạ điện từ ở cực catot ( Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào.
- Cấu tạo cảm biến quang:
+ Bộ Phát sáng: Ngày nay cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED (Light Emitting Diode).
+ Bộ Thu sáng: Thông thường bộ thu sáng là một phototransistor (tranzito quang). Bộ phận này cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ.
+ Mạch xử lý tín hiệu ra
Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito quang thành tín hiệu ON / OFF được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu được vượt quá mức ngưỡng được xác định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt. Mặc dù một số loại cảm biến thế hệ trước tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm rơ-le (relay) vẫn khá phổ biến, ngày nay các loại cảm biến chủ yếu dùng tín hiệu ra bán dẫn (PNP/NPN). Một số cảm biến quang còn có cả tín hiệu tỉ lệ ra phục vụ cho các ứng dụng đo đếm.
- Phân loại cảm biến quang:
+ Cảm biến quang có thu phát chung.
+ Cảm biến quang phản xạ gương.
+ Cảm biến quang thu phát riêng.
- Công dụng của cảm biến quang
- Công dụng chủ yếu của cảm biến quang là dùng để phát hiện nhiều dạng vật thể khác nhau, từ việc phát hiện một chai nhựa trên băng chuyền hoặc kiểm tra xem tay robot đã gắp linh kiện ô tô để lắp đặt hay chưa,…